-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Mô tả sản phẩm
- Bộ thí nghiệm rơi tự do được thiết kế đẹp, chắc chắn và tiện lợi
- Thao tác nhanh gọn
- Độ chính xác cao
- Dễ sử dụng.
- Thanh kim loại được khắc các vạch cách nhau 5cm, các vạch được sơn màu đỏ.
- Nam châm điện được tích hợp quả dọi. Thay đổi khoảng cách giữa nam châm điện và cổng quang bằng cách di chuyển nam châm điện
BỘ THÍ NGHIỆM THEO thông tư 39/2021/TT-BGDĐT "ban hành danh mục tối thiểu cấp trung học phổ thông"
Bao gồm:
+ Đồng hồ đo thời gian LED (01)
+ Thanh kim loại có vạch chia dài 1m (01)
+ Giỏ hứng bi (01)
+ Viên bi thép (01)
+ Nam châm điện tích hợp quả dọi
+ Chân đế chữ H (01)
+ Thước kẹp (01)
(Bộ thí nghiệm rơi tự do)
Hướng dẫn thí nghiệm
Lắp đặt thì nghiệm như hình dưới
Bộ thí nghiệm rơi tự do
Nam châm điện cắm và cổng quang vào lần lượt các chốt "0" và "1" trên bộ đếm (hình dưới)
Bộ thí nghiệm rơi tự do: Đồng hồ đo thời gian
Điều chỉnh vị trí cổng quang ở vạch thứ 2 từ dưới lên trên thanh inox (hình dưới)
Bộ thí nghiệm rơi tự do: Đặt vị trí cổng quang
Gắn nam châm điện lên vạch cao nhất của thanh inox.
Thả quả dọi xuống (bằng núm xoay), điều chỉnh chân đế, cổng quang sao cho dây dọi cách mắt hồng ngoại khoảng 1.3cm (hình dưới). Lúc này viên bi rơi sẽ quét qua mắt quang học của cổng quang.
Thu lại dây dọi bằng núm xoay.
Bộ thí nghiệm rơi tự do: Điều chỉnh dây dọi
Bật bộ đếm thời gian lên, chuyển sang Mode 3
Bộ thí nghiệm rơi tự do: Đồng hồ đo thời gian chuyển sang mode 3
Gắn viên bi thép lên mam châm điện.
Bộ thí nghiệm rơi tự do: Gắn viên bi sắt lên nam châm điện
Bấm nút Start/Stop để viên bi rơi xuống. Ấn Start/Stop lần nữa để đọc kết quả.
Một vị trí ta thực hiện 3 lần rồi lấy giá trị trung bình.
Lập bảng số liệu như sau:
Lưu ý: Dùng thước kẹp để đo khoảng cách từ mép dưới của viên bi thép đến
Bộ thí nghiệm rơi tự do: Đo khoảng cách mép dưới của viên bi
Vẽ đồ thị độ cao phụ thuộc vào thời gian và độ cao phụ thuộc vào bình phương thời gian.
Nhìn vào đồ thị 1 ta dễ nhận thấy đồ thị là một parabol.
Để khẳng định cho việc đó ta xét thêm đồ thị 2: là một dường thẳng có hệ số góc 470,11 (cm/s2).
Ta sử dụng công thức rơi tự do sau:
Do đó, gia tốc rơi tự do đo được theo thực nghiệm là: g = 2 x 470,11 = 940.22 (cm/s2) = 9.40m/s2.
Theo lý thuyết: g = 9.81m/s2
Sai số: 4.18%