-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Mô tả sản phẩm
- Được thiết kế đơn giản, gọn gàng, dễ sử
- Hiển thị màn hình LED 0.8inch,
- Đơn vị đo: s, ms. Tự động chuyển đổi
- Độ phân giải: 0.1ms
- Đo thời gian, chu kỳ, đếm số n = 1, 2, 3,...
- Gắn tối đa 2 cổng quang và 1 nam châm điện
- 6 chức năng được ghi chú ngay trên vỏ hộp.
- Có chức năng bù thời gian chễ cho nam châm điện
Hình ảnh
Bộ đếm thời gian
Bộ đếm thời gian
Bộ đếm thời gian
Bộ đếm thời gian
Hướng dẫn sử dụng (Video)
Hướng dẫn sử dụng
BỘ ĐẾM THỜI GIAN
Bộ đếm có 6 chế độ (Mode), gắn được 2 cổng quang và một nam châm điện.
Ta thay đổi các mode bằng cách ấn nút Mode như clip dưới đây.
(Đồng hồ đo thời gian: Lựa chọn chức năng)
Mode 1: Đo thời gian đi qua từng cổng quang t1 và t2.
Phù hợp cho các thí nghiệm đo vận tốc tức thời.
Thao tác:
- Gắn 2 cổng quang vào các vị trí 1 và 2: Nếu thí nghiệm chỉ cần 1 cổng quang thì ta cắm 1 cổng.
- Bật máy lên: Đồng hồ mặc định ở mode 1 khi bật máy lên
- Bắt đầu đo: Bấm nút START/STOP. Thấy số 1 chạy dọc màn hình như clip bên dưới, ta bắt đầu cho các vật chuyển động qua các cổng quang. Sau khi kết thúc chuyển động ta bấm nút START/STOP một lần nữa. Kết quả sẽ hiển thị trên đồng hồ.
(Đồng hồ đo thời gian: Chức năng 1)
- Đọc kết quả:
+ Đồng hồ hiển thị - -1-trong 2s rồi hiển thị giá trị: 038.1ms: có nghĩa là thời gian qua cổng 1 là t1 = 38.1ms
+ Đồng hồ hiển thị - -2-trong 2s rồi hiển thị giá trị: 045.5ms: có nghĩa là thời gian qua cổng 2 là t2 = 45.5ms
+ Giá trị 045.5 dừng lại lâu hơn và lại quay lại hiển thị giá trị 038.1: Có nghĩa là giá trị 045.5 là giá trị cuối cùng mà đồng hồ đo được. Sau đó đồng hồ lại hiển thị lại các kết quả đo.
- Thực hiện lại phép đo ta chỉ cần bấm START/STOP lần nữa như clip phía trên ở giây thứ 39 (không cần bấm nút MODE).
- Đọc kết quả:
+ Lần này vật chuyển động đi qua cổng quang 1, cổng 2, rồi về cổng 2, cổng 1. Do vậy kết quả sẽ hiển thị lần lượt thời gian qua cổng 1 là 038.9, cổng 2 là 041.4, cổng 2 là 096.2 và cổng 1 là X11X. Và dừng lại giá trị 115.3 lâu hơn 1 chút rồi tiếp tục hiển thị theo đúng thứ tự trên.
Mode 2: Đo khoảng thời gian vật chuyển động từ cổng 1 sang cổng 2 (t1-2), từ cổng 2 về cổng 1 (t2-1), thời gian từ cổng 2 quay lại cổng 2 (t2-2), thời gian từ cổng 1 rồi quay lại cổng 1 (t1-1).
Phù hợp với các thí nghiệm đo vận tốc trung bình.
Thao tác:
- Gắn 2 cổng quang vào các vị trí 1 và 2.
- Bật máy lên, ấn nút MODE để chuyển sang chức năng 2
- Bắt đầu đo: Bấm nút START/STOP. Thấy số 2 chạy dọc màn hình như clip bên dưới, ta bắt đầu cho các vật chuyển động qua các cổng quang. Sau khi kết thúc chuyển động ta bấm nút START/STOP một lần nữa. Kết quả sẽ hiển thị trên đồng hồ.
(Đồng hồ đo thời gian: Chức năng 2)
- Đọc kết quả:
+ Đồng hồ hiển thị 1—2 trong 2s rồi hiển thị giá trị: 697.6: có nghĩa là thời gian vật đi từ qua cổng 1 đến cổng quang 2 là t1-2 = 697.6ms.
- Thực hiện lại phép đo ta chỉ cần bấm START/STOP lần nữa như clip phía dưới (không cần bấm nút MODE).
- Đọc kết quả:
+ Lần này vật chuyển động đi từ cổng 1 sang 2, rồi từ 2 sang 1. Lúc này đồng hồ hiển thị kết quả t1-2 = 726.7ms, t2-2 = 805.7ms(là thời gian vật vừa đi qua cổng 2 rồi lại quay lại cổng 2), t2-1 = 1.766s (thời gian đi từ 2 về 1). Giá trị t2-1 dừng lại lâu hơn một lúc rồi bắt đầu hiển thị các giá trị bên trên một cách lần lượt. Có nghĩa là giá trị t2-1 là giá trị cuối cùng mà đồng hồ đo được.
Mode 3: Đo thời gian đi từ nam châm điện đến cổng 1 (t0-1), thời gian vật qua cổng 1 (t1), thời gian đi từ cổng 1 đến 2 (t1-2) và thời gian vật qua cổng 2 (t2).
Phù hợp với các thí nghiệm rơi tự do, chuyển động trên mặt phẳng nghiêng, chuyển động thẳng biến đổi đều.
Thao tác:
- Gắn 2 cổng quang vào các vị trí 1 và 2. Gắn nam châm vào jack số 0. Nếu thí nghiệm chỉ cần dùng đến 1 cổng quang thì rút một cổng ra.
- Bật máy lên, ấn nút MODE để chuyển sang chức năng 3
- Dính vật chuyển động (bằng thép) lên nam châm điện.
- Bắt đầu đo: Bấm nút START/STOP. Thấy số 3 chạy dọc màn hình như clip bên dưới, đồng thời nam châm điện sẽ nhả viên bi ra, viên bi sẽ chuyển động qua cổng quang 1, 2. Sau khi kết thúc chuyển động ta bấm nút START/STOP một lần nữa. Kết quả sẽ hiển thị trên đồng hồ.
(Đồng hồ đo thời gian: Chức năng 3)
- Đọc kết quả:
+ Đồng hồ hiển thị 0—1 trong 2s rồi hiển thị giá trị: 565.1: có nghĩa là thời gian vật đi từ nam châm điện đến cổng quang 1 là t0-1 = 565.1ms.
+ Đồng hồ hiển thị - -1- trong 2s rồi hiển thị giá trị: 035.3: có nghĩa là thời gian vật đi qua cổng quang 1 là t1 = 35.3ms.
+ Đồng hồ hiển thị 1—2 trong 2s rồi hiển thị giá trị: 659.6: có nghĩa là thời gian vật đi từ cổng quang 1 đến cổng quang 2 là t1-2 = 659.6ms.
+ Đồng hồ hiển thị -2-- trong 2s rồi hiển thị giá trị: 037.2: có nghĩa là thời gian vật đi qua cổng quang 2 là t2 = 37.2ms. Lúc này giá trị 037.2 sẽ dừng lại lâu một chút rồi hiện thị lại lần lượt các thời gian bên trên. Có nghĩa là giá trị t2 là giá trị cuối cùng mà đồng hồ đo được.
Mode 4: Đo chu kỳ
Phù hợp với các phép đo dao động của con lắc đơn, con lắc lò xo, chuyển động quay.
Thao tác:
- Gắn 1 cổng quang vào các jack 1 hoặc 2.
- Bật máy lên, ấn nút MODE để chuyển sang chức năng 4.
- Kéo con lắc vào vị trí sao cho viên bi che mắt cổng quang. Thả tay ra cho viên bi dao động.
- Bắt đầu đo: Bấm nút START/STOP. Thấy số 4 chạy dọc màn hình như clip bên dưới. Đồng hồ bắt đầu hiển thị chu kỳ của con lắc. Bấm nút START/STOP để dừng đo.
(Máy đo thời gian: Chức năng 4)
- Đọc kết quả:
+ Đồng hồ hiển thị -0— rồi hiển thị giá trị X40X: Đây là chu kỳ đầu tiên của con lắc
+ Đồng hồ hiển thị -1— rồi hiển thị giá trị X41X: Đây là chu kỳ thứ nhất của con lắc
+ Đồng hồ hiển thị -2— rồi hiển thị giá trị X42X: Đây là chu kỳ Thứ 2 của con lắc
.............
+ Đồng hồ hiển thị -9— rồi hiển thị giá trị X49X: Đây là chu kỳ thứ 9 của con lắc
+ Đồng hồ hiển thị -A— rồi hiển thị giá trị XTBX: Đây là trung bình cộng của 10 chu kỳ đầu tiên của con lắc. Giá trị XTBX này sẽ dừng lâu hơn 1 chút rồi lại hiển thị lần lượt các chu kỳ từ 0 – 9.
Mode 5: Đếm số lần qua cổng quang và thời gian tổng cộng.
Phù hợp cho thí nghiệm kiểm đếm và tính chu kỳ dao động trung bình của con lắc.
Thao tác:
- Gắn 1 cổng quang vào các jack 1 hoặc 2. Hoặc có thể gắn cả 2 cổng quang cùng 1 lúc.
- Bật máy lên, ấn nút MODE để chuyển sang chức năng 5
- Bắt đầu đo: Bấm nút START/STOP. Thấy số 5 chạy dọc màn hình như clip bên dưới. Cho vật chuyển động qua lại cổng quang. Đồng hồ sẽ hiển thị số đếm mỗi lần qua cổng quang. Bấm START/STOP để dừng đo. Lúc này đồng hồ hiển thị tổng số lần qua cổng quang là 15 và tổng thời gian của thí nghiệm 21.30s
(Bộ đếm thời gian: Chức năng 5)
-
Tính chu kỳ trung bình của dao động:
- Gắn 1 cổng quang vào các jack 1 hoặc 2. Hoặc có thể gắn cả 2 cổng quang cùng 1 lúc.
- Bật máy lên, ấn nút MODE để chuyển sang chức năng 5.
- Thả cho con lắc dao động sao cho nó di chuyển qua cổng quang.
- Bấm Start/Stop
- Khi đếm đến 11 bấm Start/Stop.
- Lúc này đồng hồ hiển thị thời gian của 10 dao động là 14.86s.
- Vậy Chu kỳ Trung Bình là: 1.486s
Mode 6: Chức năng này dùng để khắc phục tính trể của nam châm điện.
Nam châm điện có một từ dư lớn, dẫn đến khi bấm nút Start/Stop thì phải mất một thời gian ngắn thì nam châm điện mới nhả viên bi
Thời gian trễ này được khắc phục bằng cách trừ đi thời gian trễ trong kết quả đo được.Ta kiểm tra kỹ thời gian trễ rồi chuyển đồng hồ về mode 6 như clip dưới đây.
(Đồng hồ đo thời gian: Chức năng 6)
Bấm sang mode 6 đồng hồ hiển thị thời gian hiện tại đồng hồ đang trừ đi. Theo như clip bên trên, khi bấm sang mode 6, đồng hồ hiển thị 000.9ms, có nghĩa là giá trị t0-1 trong mode 3 đã bị trừ đi 0.9ms.
Nếu ta muốn giá trị t0-1 trừ đi 16.1ms, ta bấm Start/Stop cho đến khi đồng hồ hiển thị 016.1 thì bấm Start/Stop lần nữa để dừng lại.
LỖI:
Khi bấm Start/Stop để hiển thị kết quả mà đồng hồ hiển thị như hình dưới thì chưa đo được tín hiệu:
+ Chưa cắm cổng quang hoặc cắm chưa chắc hoặc chốt cắm bị gỉ sét (mài bằng giấy nháp)
+ Vật chuyển động chưa quét qua cổng quang: Điều chỉnh để vật chuyển động qua cổng quang
+ Cổng quang hỏng: Thử bằng cách ấn về Mode 5, rồi ấn Start/Stop, rồi cho ngón tay quét qua quét lại xem có đếm không. Nếu không thì thay cổng quang khác.
(Đồng hồ đo thời gian: không nhận được tín hiệu)